Cấu trúc tạo nên hệ thống E-learning hiệu quả

Bước vào kỷ nguyên số 4.0, hệ thống E-learning chính là chìa khóa thành công cho rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức giáo dục trong hoạt động đào tạo. Trong bài viết này, Đào Tạo Nội Bộ sẽ giải đáp cho các bạn thêm về cấu trúc tạo nên hệ thống E-learning hiệu quả.

Hệ thống E-learning là gì?

E-learning chính là giải pháp học online sử dụng thiết bị có thể kết nối Internet để làm cầu nối trao đổi giữa học sinh - giáo viên từ xa. Thông qua một máy chủ, giáo viên có thể đăng tải các tài liệu học, giáo trình, slide môn học để học sinh tham khảo. Hình thức học này cho phép học sinh và giáo viên tương tác mà không cần phải gặp mặt trực tiếp.

Hệ thống E-Learning
Vậy, hệ thống E-learning là gì? Hệ thống E-learning bao gồm các công nghệ tiên tiến giúp lưu trữ và gửi dữ liệu học tập. Trong môi trường học tập này không chỉ có người học tương tác với nhau mà còn có cả tương tác với hệ thống đào tạo online.

Mô hình hệ thống E-learning bao gồm những gì?

Bằng các công nghệ tiên tiến, hệ thống E-learning giúp cho các hoạt động dạy học online trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Vậy, mô hình hệ thống E-learning bao gồm những gì? 
Mô hình hệ thống E-learning gồm có 3 thành phần chính: Hạ tầng truyền thông, hạ tầng phần mềm và hạ tầng thông tin, trong đó:
– Hạ tầng truyền thông: Gồm các thiết bị 2 đầu người học - giáo viên, thiết bị tại các bên cung cấp dịch vụ E-learning, mạng truyền thông,…
– Hạ tầng phần mềm: Gồm các phần mềm LMS (Hệ thống quản lý hoạt động học online), LCMS (Hệ thống quản lý nội dung học online) và Authoring Tools (Authorware, Toolbook,…)
– Hạ tầng thông tin: Gồm các nội dung đào tạo như tài liệu học, giáo trình, video giảng...

Mô hình chức năng của hệ thống E-learning gồm những gì?

Chức năng chính của một hệ thống E-learning cơ bản liên quan đến 2 bộ phận thuộc hạ tầng phần mềm: LMS và LCMS. Trong đó:


Mô hình E-learning
- LMS (Hệ thống quản lý hoạt động học online): Hệ thống có nhiệm vụ quản lý quá trình học tập của học viên, giúp học viên có thể dễ dàng tìm kiếm nội dung và phân phối các nội dung cần tìm đến chỗ học viên. 
- LCMS (Hệ thống quản lý nội dung học online): Môi trường này cho phép đa người dùng hoạt động, nghĩa là từ đây các doanh nghiệp, trung tâm đào tạo có thể quản trị vô số nội dung học qua kho dữ liệu trung tâm và thực hiện các tác vụ như lưu trữ, phân phối, sử dụng lại...
2 nền tảng LMS và LCMS có tác dụng bổ trợ lẫn nhau. Để vận hành, LMS cần thu thập các dữ liệu người dùng từ LCMS.

Kết luận

Trên đây là những giải đáp về hệ thống E-learning. Hi vọng sẽ giúp ích các bạn hiểu thêm về nền tảng E-learning, LMS và LCMS. 
Xem thêm:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu xu hướng giáo dục trên toàn cầu mới nhất hiện nay

Quy chế đào tạo trong doanh nghiệp liệu có quan trọng hay không?

2 tiêu chí giúp đánh giá hệ thống E Learning hiệu quả cho doanh nghiệp