3 cách ứng dụng Gamification tốt nhất trong đào tạo nội bộ

Gamification là hình thức đào tạo nội bộ được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng, giúp tăng khả năng tập trung của nhân viên, cải thiện hiệu quả đào tạo. Vậy Gamification là gì?, lợi ích doanh nghiệp nhận được từ Gamification là gì?, làm sao để áp dụng Gamification vào khóa đào tạo?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ các kiến thức về Gamification giúp các doanh nghiệp hiểu thêm về hình thức này.

Lợi ích của Gamification trong đào tạo nội bộ

Những lợi ích mà Gamification đem đến cho doanh nghiệp là vô cùng đáng kể. Theo chuyên gia E-learning Asha Pandey, việc đưa trò chơi điện tử vào khóa đào tạo giúp nhân viên ghi nhớ kiến thức lâu hơn, tăng tỷ lệ tham gia khóa học và giảm tỷ lệ bỏ dở giữa chừng của nhân viên.  
dao-tao-noi-bo-1
Lợi ích của Gamification trong đào tạo nội bộ
Các doanh nghiệp có thể bắt đầu triển khai Gamification trong đào tạo nội bộ bằng cách:
- Đào tạo đội ngũ L&D về Gamification và cách đưa nó vào chương trình đào tạo trực tuyến.
- Lựa chọn các phần mềm đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp có bao gồm các tính năng cần thiết để phòng đào tạo có thể tự tạo trò chơi điện tử cho các khóa học.
- Phân bổ ngân sách đào tạo để thực hiện Gamification.

3 cách để tối ưu hiệu quả Gamification trong đào tạo nội bộ trực tuyến 

1. Gắn Gamification với mục tiêu kinh doanh

Mặc dù Gamification giúp hoạt động đào tạo trở nên thú vị hơn, không nên tùy tiện sử dụng nó không mục đích vì Gamification khá tốn kém. Cần gắn Gamification với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của công ty, đầu tư nội dung cho trò chơi, đo lường hiệu quả thực tế chứ không chỉ dùng nó như một công cụ hỗ trợ nội dung đào tạo, giải trí.

2. Đơn giản hóa Gamification

Các trò chơi phục vụ đào tạo nội bộ nên được đơn giản hóa, ít thao tác và dễ chơi nhất có thể. Một trò chơi quá phức tạp sẽ gây cản trở nhân viên tham gia đào tạo thay vì khuyến khích họ. Bên cạnh đó, không nên đưa quá nhiều màu sắc, âm thanh, kịch bản và nhân vật vào trò chơi, khiến việc đào tạo trực tuyến trở nên quá tải. Tốt nhất, hãy liên tục xin đánh giá từ nhân viên và cải thiện Gamification dần dần trong quá trình đào tạo.
dao-tao-noi-bo-2
Đơn giản hóa Gamification

3. Sử dụng bảng xếp hạng

Bảng xếp hạng khá phổ biến trong Gamification. Hình thức này giúp tăng tính cạnh tranh giữa các nhân viên hơn, khiến nhân viên có nhiều động lực phấn đấu trong quá trình đào tạo để có kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, để tốt nhất, hãy dùng các bảng xếp hạng nhỏ, xếp thứ hạng cho các nhóm 5-10 người. Bảng xếp hạng quá nhiều nhân sự có thể khiến nhân viên xấu hổ, thiếu tự tin nếu thứ hạng không cao, ảnh hưởng việc đào tạo.

Cách để nhân viên nhanh chóng tiếp nhận Gamification trong đào tạo nội bộ

Mặc dù Gamification hấp dẫn nhân viên hơn các hình thức học qua video, qua slide hay cuộc gọi tương tác hai chiều, người học chưa chắc sẽ nhanh chóng tiếp nhận và sử dụng nó thành thạo. Để hoạt động đào tạo nội bộ diễn ra hiệu quả, phòng đào tạo cần đưa ra các chỉ dẫn rõ ràng về cách chơi, có thể là ebook, video hướng dẫn hoặc tạo 1 trang con về các câu hỏi thường gặp. Điều này sẽ giúp nhân viên tiếp nhận Gamification nhanh hơn.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ để doanh nghiệp có thể hiểu thêm Gamification và cải thiện hiệu quả đào tạo nội bộ. Xem thêm các bài viết về đào tạo nhân sự tại đây:


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu xu hướng giáo dục trên toàn cầu mới nhất hiện nay

Quy chế đào tạo trong doanh nghiệp liệu có quan trọng hay không?

2 tiêu chí giúp đánh giá hệ thống E Learning hiệu quả cho doanh nghiệp